Browsing by Subject Thừa cân

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 4 of 4
  • BB.0000036.PDF.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Lan Anh; Trương Tuyết Mai (2019)

  • Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mù đơn trên 40 đối tượng có thừa cân béo phì nhằm đánh giá hiệu quả giảm mỡ của nước quả có bổ sung L-Carnitine và Stevol trên nhóm bệnh nhân thừa cân béo phì ở Hà Nội. Đối tượng được chia thành 2 nhóm: nhóm chứng (nhóm A, trong nhóm A chia 2 nhóm nhỏ có can thiệp chế độ ăn, luyện tập AW; không can thiệp chế độ ăn, luyện tập AWO) và nhóm can thiệp. Kết quả cho thấy: nhóm can thiệp có hiệu quả giảm mỡ tốt hơn nhóm chứng (BMI: giảm TB 1,1 kg/m2 và 0,7 kg/m2 ; vòng eo giảm TB 3,4cm và 1,4cm, phần trăm mỡ cơ thể giảm trung bình 2,7% và 1,2%; mức độ mỡ nội tạng giảm 1,3% và 0,6%); chế độ ăn, luyện tập làm tăng hiệu quả giảm mỡ ở cả hai nhóm. Nước quả có bổ ...

  • BB.0000208.pdf.jpg
  • magazine


  • Authors: Đặng Kim Anh (2020)

  • Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá mối liên quan giữa trầm cảm và thừa cân/béo phì ở trẻ vị thành niên. Các nghiên cứu so sánh tỷ lệ chẩn đoán trầm cảm và các triệu chứng trầm cảm ở trẻ vị thành niên thừa cân/béo phì được tìm kiếm một cách có hệ thống trên 4 cơ sở dữ liệu bao gồm PubMed, PsycInfo, EMBASE và Cochrane. Đánh giá nguy cơ sai số của nghiên cứu được thực hiện bằng thang đo Newcastle Ottawa Quality Assessment. Phần mềm Revman 5.3 được sử dụng để phân tích tỷ suất chênh gộp (Pool odd ratio) và giá trị trung bình tiêu chuẩn (Standard Mean Difference-SMD). 66177 đối tượng nghiên cứu đã được tổng hợp thông qua 20 nghiên cứu được đưa vào phân tích gộp. Kết quả cho thấy mối l...

  • BB.0000249.pdf.jpg
  • magazine


  • Authors: Ngô Thị Xuân; Nguyễn Thị Lâm; Nguyễn Thị Yến (2020)

  • Nghiên cứu bệnh chứng nhằm phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại Thành phố Bắc Ninh năm 2016. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ hơn các yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học: Trẻ không/ít hoạt động thể lực; ăn quà vặt; lướt Web từ 60 phút/ngày; để con ăn đồ ngọt nếu con thích là các yếu tố nguy cơ gây thừa cân, béo phì (p < 0,05); trong đó, không/ít hoạt động thể lực và hay ăn quà vặt là yếu tố nguy cơ có tác động rõ rệt đến tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ (OR = 6,9 và 7,1; p < 0,01).

  • BB.0000670.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Cáp Minh Đức; Nguyễn Thị Thanh Nga; Nguyễn Thị Thắm (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 424 học sinh Trường Tiểu học Hồng Thái, An Dương, Hải Phòng, từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 5 năm 2021 nhằm xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh. Học sinh được cân, đo chiều cao bằng phương pháp nhân trắc học. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh là 24,52%, thừa cân là 15,09%, béo phì là 9,43%; tỷ lệ học sinh nam, nữ thừa cân, béo phì lần lượt là 33,49% và 15,81%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì của nhóm 9 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 32,05%; tiếp đến là nhóm 8 tuổi 27,27%; nhóm 6 tuổi 25,97%; nhóm 10 tuổi 21,92% và thấp nhất là nhóm học sinh 7 tuổi 15,12%. Cần có các biện pháp can thiệp sớm nhằm giảm ...